Tầm quan trọng của một kịch bản sự kiện là điều mà ai cũng hiểu rõ. Vấn đề khó khăn nằm ở chỗ nội dung của kịch bản ấy như thế nào, có hấp dẫn hay chưa, thông điệp truyền tải đã đầy đủ chưa… Nhằm tiết kiệm thời gian hơn và góp phần mang đến một chương trình ý nghĩa nhất. Bài viết ngày hôm nay, Truyền thông Thành phố xin chia sẻ đến bạn các mẫu kịch bản sự kiện cơ bản và thông dụng nhất. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
Nghiên cứu thông tin trước khi viết
Để viết được một kịch bản sự kiện chi tiết, đầu tiên bạn cần phải nắm vững các thông tin về sự kiện đó. Càng hiểu rõ chương trình thì nội dung truyền đạt càng sát thực tế, góp phần tăng hiệu quả tổ chức.

Phân loại kịch bản
Mỗi một sự kiện sẽ có mục đích và ý nghĩa khác nhau. Người tổ chức cần nắm rõ vấn đề này để tạo ra nội dung phù hợp.
Dựa vào mục đích sử dụng, có thể phân loại như sau:
- Kịch bản sự kiện tổng quát: Là nội dung bao quát của một chương trình. Bao gồm: timeline, tên người phụ trách, nội dung chính, các công tác giám sát và điều phối…
- Kịch bản MC: Là phần nội dung có đầy đủ lời dẫn, ngôn từ trau chuốt với văn phong trang trọng và lịch sự. Đặc biệt, cách dùng từ phải phù hợp với tính chất sự kiện.
- Kịch bản kỹ thuật: Là phần nội dung dành riêng cho bộ phận âm thanh, ánh sáng, hậu đài… sao cho trùng khớp với các diễn biến trên sân khấu.
Chia sẻ 3 mẫu kịch bản sự kiện thường gặp nhất
1. Kịch bản sự kiện thể thao
Mục đích của chương trình: Tổ chức thành công buổi khai mạc đại hội thể thao.
Đối tượng: Dành cho các doanh nghiệp, những người có chung niềm yêu thích thể thao.

Nội dung chương trình:
- 8 giờ – 8 giờ 30: Khởi động chương trình bằng âm nhạc sôi động. Ổn định ghế ngồi, khâu bày trí, khâu kỹ thuật…
- 8 giờ 30 – 8 giờ 40: Chính thức khai mạc chương trình bằng tiết mục Aerobic.
- 8 giờ 40 – 8 giờ 45: Bắt đầu lễ chào cờ đại hội thể thao.
- 8 giờ 45 – 8 giờ 50: MC tiến hành gửi lời chào đến các vị quan khách, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu.
- 8 giờ 50 – 9 giờ: Phát biểu của nhà tổ chức, doanh nghiệp cho phép khai mạc.
- 9 giờ – 9 giờ 5: Đại diện từ phía vận động viên phát biểu.
- 9 giờ 5 – 9 giờ 10: Đại diện từ phía trọng tài phát biểu.
- 9 giờ 10 – 9 giờ 15: Đại diện các lãnh đạo lên làm lễ thả bong bóng khai mạc.
Cuối cùng, kết thúc chương trình bằng bài hát Niềm tin chiến thắng.
2. Kịch bản sự kiện Noel
Mục đích chương trình: Nói về ý nghĩa của ngày kỷ niệm này, đồng thời động viên các bé cố gắng chăm ngoan, hiếu thảo.
Đối tượng: Dành cho doanh nghiệp, công ty và gia đình khách mời.
Nội dung chương trình:
- Trước sự kiện 4 tuần, truyền thông mạnh về chương trình. Gợi ý: Bố mẹ kể cho các bé nghe nhiều về các câu chuyện Noel.
- Trước sự kiện 2 tuần: Ba mẹ khuyên các bé viết những bức thư Noel, ước mơ và lời hứa… gửi đến chương trình. Nội dung nào ấn tượng sẽ nhận được phần thưởng đêm gala.
- Tại ngày diễn ra sự kiện làm việc theo lịch dự kiến:
- 18 giờ – 19 giờ: Các bé và người thân cùng vui chơi chụp ảnh, dự tiệc buffet.
- 19 giờ – 19 giờ 10: Thu hút sự chú ý trên sân khấu bằng đoàn múa thiếu nhi.
- 19 giờ 10 – 19 giờ 15: Sự xuất hiện của MC chào mừng mọi người đến tham dự chương trình.

- 19 giờ 15 – 19 giờ 30: Đại diện từ phía công ty phát biểu chào mừng gala.
- 19 giờ 30 – 19 giờ 45: Tổ chức 3 trò chơi Giáng sinh sôi động cho cả bé và người thân cùng tham dự.
- 19 giờ 45 – 20 gờ: Bất ngờ với sự xuất hiện của ông già Noel và bà chúa tuyết trên nền nhạc vui nhộn.
- 20 giờ – 20 giờ 30: Cho các bé giao lưu cùng ông già Noel. Đọc lên những bức thư ấn tượng nhất trong số các bức thư mà các bé gửi đến chương trình đồng thời trao tặng phần thưởng.
- 20 giờ 30 – 21 giờ: Đồng loạt nhiều ông già Noel xuất hiện khuấy động chương trình (Từ 5 – 10 ông già Noel).
- 21 giờ – 21 giờ 30: Cho các bé và gia đình chụp ảnh thỏa thích với ông già Noel.
Kết thúc chương trình, gửi những lời chúc tốt đẹp đến các bé.
3. Kịch bản sự kiện họp lớp
Mục đích chương trình: Họp mặt và gặp gỡ lại những bạn bè, thầy cô giáo lớp 12.
Đối tượng: Dành cho thầy cô giáo từng đứng giảng dạy trong chương trình khối 12 và bạn bè cùng lớp 12.
Nội dung chương trình:
- 11 giờ – 11 giờ 30: Tiếp đón các thầy cô và bạn bè, hướng dẫn vào khu vực chờ, ổn định chỗ ngồi.
- 11 giờ 30 – 11 giờ 40: Trình chiếu video gợi nhớ kỷ niệm hoặc tiết mục mở màn.
- 11 giờ 40 – 11 giờ 50: MC giới thiệu chương trình, đại biểu, quý thầy cô và những nhân vật quan trọng có mặt.
- 11 giờ 50 – 11 giờ 55: Giới thiệu về người đại diện liên lạc và tổ chức chương trình.
- 11 giờ 55 – 12 giờ 30: Đại diện lên khai tiệc bằng cách khui champagne. Tập thể cùng cạn ly chúc mừng và đi vào phần thưởng thức tiệc.
- 12 giờ 30 – 12 giờ 35: Trình diễn tiết mục văn nghệ từ đại diện lớp.
- 12 giờ 35 – 13 giờ: Thời gian dành cho các tiết mục trên sân khấu: gameshow, talkshow, trò chơi…
- 13 giờ – 13 giờ 30: Mọi người cùng nhau chia sẻ về cuộc sống hiện tại
- 13 giờ 30 – 14 giờ: Chương trình văn nghệ, hát hò.
- 14 giờ 30: Chụp ảnh tập thể và kết thúc chương trình.
Trên đây là những mẫu kịch bản sự kiện cơ bản, gần gũi và thân thuộc nhất. Nếu cần tư vấn để tăng thêm phần cụ thể và chi tiết, bạn có thể liên hệ với công ty TNHH Dịch vụ Sự Kiện Thành Phố qua Hotline: 0934547169 Email: info@truyenthongthanhpho.com. Chúc bạn và người thân có những giây phút tham gia sự kiện nhiều niềm vui.